Chảy máu chân răng – Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Sạc Không Dây và Sạc Bằng Cáp Sạc: Sự Khác Biệt trong Trải Nghiệm Máy Tăm Nước
Chăm Sóc Răng Miệng Hiệu Quả với Máy Tăm Nước: Bí Quyết Cho Nụ Cười Rạng Rỡ
Công Ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư Khánh Huyền góp mặt tại Hội Nghị Khoa Học và Triển Lãm Răng Hàm Mặt Quốc Tế - VIDEC 2024
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ TRIỂN LÃM RĂNG HÀM MẶT QUỐC TẾ - VIDEC 2024
Công ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư Khánh Huyền Góp Mặt Tại Hội Nghị Khoa Học và Triển Lãm Nha Khoa Quốc Tế HAIDEC 2024

Chảy máu chân răng không chỉ đơn giản là bệnh lí về răng miệng. Đôi khi tình trạng chảy máu chân răng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn chớ bỏ qua khi xuất hiện tình trạng này.

VÌ SAO LẠI BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG?
Các mạch máu dưới chân răng bị tác động do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng chảy máu. Tình trạng này xuất hiện khi đánh răng, ăn uống hoặc nghiêm trọng hơn là không có tác động nào nhưng túi nướu và lợi cũng bị chảy máu.
Hiện tượng chảy máu chân răng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
– Vệ sinh khoang miệng chưa sạch sẽ:
Các mẫu thức ăn sót lại trong kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại làm chảy máu chân răng.
– Chải răng sai cách:
 
Bị chảy máu chân răng thường xuyên có thể là do bạn đã tác động quá mạnh vào răng của mình. Điều này có thể đến từ việc bạn lựa chọn bàn chải đánh răng chưa phù hợp hoặc đánh răng sai cách.
– Các bệnh lí về răng miệng:
Các mảng bám lâu ngày trên răng không được xử lý sẽ bị vôi hóa thành cao răng. Đây là con đường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và tấn công, gây nên các bệnh lí về răng miệng, như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng. Đó là những bệnh lí gây nên hiện tượng chảy máu ở vùng chân răng.
– Một số bệnh lí khác:

Các bệnh về tiểu đường, suy dinh dưỡng thiếu hụt vitamin C, vitamin K cũng gây nên tình trạng chảy máu răng. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân chúng ta không thể tự phát hiện. Vì vậy, nếu chảy máu chân răng không có sự thuyên giảm trong nhiều ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên do.
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG LÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO HÀNG HOẠT CÁC BỆNH NGUY HIỂM
Chảy máu chân răng tưởng chừng như đơn giản khi có biện pháp khắc phục cầm máu tạm thời. Tuy nhiên, nếu bạn không đến bác sĩ để kiểm tra thì sẽ không thể nào biết được bạn đang mắc phải các vấn đề liên quan đến răng miệng hay tệ hơn và những bệnh lí nguy hiểm khác.
Chảy máu chân răng liên quan chặt chẽ đến các bệnh về răng miệng:
– Viêm lợi:
Viêm lợi là hậu quả của việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Tạo điều kiện tốt cho các mảng bám, cao răng hình thành. Dần dần, lợi bắt đầu sưng lên và dễ dàng chảy máu.
– Viêm nha chu:
Đây là tình trạng nặng hơn của bệnh viêm lợi. Bệnh tiến triển âm thầm nhưng lại cho dấu hiệu dễ thấy là chảy máu răng.
Các tình trạng này nếu để lâu ngày không chữa có thể gây nên các bệnh lí nghiêm trọng hơn như: áp xe chân răng, làm nhiễm trùng, lung lay và có thể mất răng hoàn toàn.
– Áp xe chân răng:
chảy máu chân răng – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm 4
Áp xe chân răng làm chảy máu răng.
Áp xe chân răng là ổ mũ ở hốc răng do nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra. Áp xe chân răng làm răng lợi đau nhói triền miên, chảy máu nhiều ở cùng chân răng, thậm chí sưng cả cùng mặt khi áp xe trở nên trầm trọng.
– Tiêu xương chân răng:
Tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng và xung quanh chân răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Gây nên nhiều vấn đề kém thẩm mỹ cho khuôn mặt như tụt nướu, gây xô lệch, nghiêng vẹo, móm.
– Răng lung lay, gãy rụng:
Khi phần nướu bị viêm nhiễm nặng hình thành nên các túi mủ ở chân răng thì phần nướu ấy có xu hướng tách ra khỏi răng, không ôm sát chân răng nữa, chân răng có xu hướng dài ra. Kèm theo hiện tượng tiêu xương, lâu ngày có thể dẫn tới gãy rụng răng.
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG – BÁO ĐỘNG CỦA NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM NGOÀI RĂNG MIỆNG
Nếu không gặp phải bất kì vấn đề gì về răng miệng thì có thể bạn đã mắc phải một trong những căn bệnh nguy hiểm sau đây:
– Sốt huyết giảm tiểu cầu:
Đây là một dạng bệnh thuộc hệ thống tạo máu do thiếu một vài yếu tố xuất hiện trong quá trình đông máu. Vì vậy nếu không phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục thì rất nguy hiểm.
– Ung thư máu:
Ung thư máu thường gây ra nhiễm trùng trong cơ thể, trong đó có xuất huyết chân răng.
– Bệnh tiểu đường:
Đây là bệnh liên quan đến vấn đề chuyển hóa, sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

– Các bệnh lí về gan:
Gan không khỏe sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tổng hợp vitamin K ( có chứa chất đông máu). Dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG XỬ LÍ THẾ NÀO?
– Yếu tố tiên quyết trong việc duy trì răng việc khỏe mạnh đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Vệ sinh đúng cách là bạn nên lựa chọn bàn chải to, mềm vừa phải. Đánh răng phải nghiêng bàn chải 45 độ, chải lên xuống vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi và không nên chải ngang.
– Xúc miệng bằng nước muối sinh lí hoặc nước súc miệng, tăng cường bổ sung vitamin C để nướu luôn khỏe mạnh.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẻ răng.
– Khám răng miệng định kì 6 tháng/ lần để được chẩn đoán và nắm rõ tình hình sức khỏe răng miệng.
Hãy lưu ý rằng, nếu chảy máu chân răng kéo dài trong một thời gian và khó kiểm soát thì bạn nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.Không có mô tả ảnh.