6 điều cần tránh để phòng bệnh răng miệng cho bé
Chăm Sóc Răng Miệng Hiệu Quả với Máy Tăm Nước: Bí Quyết Cho Nụ Cười Rạng Rỡ
Công Ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư Khánh Huyền góp mặt tại Hội Nghị Khoa Học và Triển Lãm Răng Hàm Mặt Quốc Tế - VIDEC 2024
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ TRIỂN LÃM RĂNG HÀM MẶT QUỐC TẾ - VIDEC 2024
Công ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư Khánh Huyền Góp Mặt Tại Hội Nghị Khoa Học và Triển Lãm Nha Khoa Quốc Tế HAIDEC 2024
Nhiều thói quen thường ngày ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ nên điều chỉnh và từ bỏ những thói quen không tốt dưới đây. Nhiều thói quen thường ngày ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ nên điều chỉnh và
SKĐS - Nhiều thói quen thường ngày ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ nên điều chỉnh và từ bỏ những thói quen không tốt dưới đây.
Nhiều thói quen thường ngày ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ nên điều chỉnh và từ bỏ những thói quen không tốt dưới đây.
Ngậm bình sữa
Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ngậm bình sữa liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí qua đêm. Việc ngậm bình sữa liên tục sẽ tạo môi trường ngọt thường xuyên bao quanh răng, gây tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra việc ngậm bình sữa liên tục cũng làm tăng khả năng các cặn sữa tồn tại trong khoang miệng, khó làm sạch có thể dẫn đến bệnh tưa miệng ở trẻ em.
6 điều cần tránh để phòng bệnh răng miệng cho bé
Dạy trẻ cách chải răng đúng cách để ngừa sâu răng.
Mút ngón tay
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có thói quen mút ngón tay. Theo tâm lý học, mút ngón tay khiến cho trẻ có cảm giác thoải mái và được bảo vệ. Phần lớn trẻ trong độ tuổi 2-4 có thói quen này nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Tuy nhiên, nếu thói quen này tiếp tục được duy trì sau độ tuổi đến trường (trên 5 tuổi), độ tuổi này trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, việc mút ngón tay sẽ làm các răng có xu hướng bị đẩy về phía trước, gây ra cắn hở vùng răng phía trước, môi không che hoàn toàn cung răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.
Một nguy cơ nữa của việc mút ngón tay đó là ở giai đoạn này trẻ khá hiếu động và ít chịu sự kiểm soát của ba mẹ hơn trước đó. Các ngón tay không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm trong miệng, thậm chí các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy.
Để giúp trẻ từ bỏ thói quen này, cha mẹ cần giải thích để trẻ hiểu về tác hại của việc mút tay, thường xuyên theo dõi trẻ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ về các vấn đề liên quan tới tâm lý để trẻ cảm thấy thoải mái mà không cần phải tìm tới “biện pháp mút tay”. Cha mẹ cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách cho trẻ chú ý vào những thứ khác như đồ chơi, quần áo, các hoạt động ngoài trời hay vui đùa với trẻ.
Tật thở miệng
Khi trẻ mắc các bệnh lý gây ra cản trở việc thở bình thường bằng mũi như các bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý tim mạch... Việc mút ngón tay cũng có thể gây ra thói quen thở miệng. Nếu các vấn đề trên không được giải quyết triệt để, trẻ lâu dài sẽ hình thành thói quen thở miệng. Việc thở miệng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt của trẻ, các vấn đề về răng miệng, tiêu hóa, hô hấp, thậm chí nặng nề hơn đó là bệnh lý tim mạch, biến dạng cột sống.
Để khắc phục tình trạng thở miệng, cha mẹ cần quan sát việc thở hàng ngày của bé, nếu bé có thói quen há miệng khi thở hoặc có các bệnh lý dai dẳng về hô hấp như viêm mũi dị ứng, cần đưa trẻ đi khám và điều trị triệt để. Trẻ có thể cần phải có những liệu pháp bổ sung như các bài tập thở hoặc các khí cụ trong miệng để ngăn chặn việc thở miệng.
Đẩy lưỡi
Trẻ mắc tật đẩy lưỡi thường có thói quen đá lưỡi ra phía trước khi nuốt, nói, thậm chí khi lưỡi ở tư thế nghỉ, gây ra tình trạng hô hàm hoặc khớp cắn hở phía trước, ảnh hưởng đến phát âm. Trẻ sơ sinh thường có thói quen đẩy lưỡi, thói quen này giảm dần khi trẻ được 6 tháng tuổi để thích nghi với việc tiêu hóa các thức ăn rắn.
Cha mẹ cũng cần để tâm tới thói quen này bằng cách quan sát động tác nuốt của trẻ, nếu thấy có bất thường nên cho trẻ đi khám nha sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Để điều trị tật đẩy lưỡi, ngoài việc tập luyện lại tư thế đúng của lưỡi, cũng có những khí cụ tháo lắp hỗ trợ điều trị như đối với tật thở miệng.
Chỉ đi khám răng khi có các vấn đề về răng miệng
Nhiều cha mẹ chỉ đưa bé tới gặp nha sĩ khi đau hoặc sưng lợi mà không biết rằng các tổn thương sâu răng có thể được dự phòng và điều trị từ sớm, khi trẻ đã có các biểu hiện rõ rệt việc điều trị trở nên khó khăn hơn do trẻ không hợp tác và những sang chấn tâm lý từ những can thiệp nha khoa.
Do đó ý nghĩa của việc khám răng đình kỳ là rất quan trọng, ngay khi bạn không có những biểu hiện bất thường về răng miệng. Thời gian nên đi khám răng miệng định kỳ đó là 4-6 tháng/lần theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, vì vậy hãy lên kế hoạch để hàm răng của bạn được chăm sóc và bảo trì ngay từ hôm nay để phòng các bệnh về răng miệng.
Lưu ý, chải răng không đúng cách
Chải răng đúng cách được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đó là theo phương pháp Bass cải tiến: đặt bàn chải nghiêng một góc 45° so với bề mặt răng tại vị trí cổ răng, xoay tròn và rung nhẹ tại chỗ mỗi vùng từ 6-10 lần, xoay bàn chải để lông bàn chải chạy dọc theo chiều trên dưới của răng, chải tất cả các vùng của răng. Để dễ nhớ, bạn nên chải theo nguyên tắc: chải hàm trên trước, hàm dưới sau, mặt ngoài trước, mặt trong sau. Đối với mặt nhai chải theo động tác tới lui ngắn tránh bỏ sót.
BS. Trần Thị Anh Thư (Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E Trung ương)