Corticosteroids là gì? Vai trò của corticosteroids trong nha khoa cần biết

Nướu răng là gì? Cách chăm sóc nướu răng
Gần một nửa dân số thế giới mắc bệnh về răng miệng! Bạn có nằm trong số đó không?
Procare Chúc Mừng Năm Mới 2024
Cách sử dụng máy xịt nước làm sạch răng miệng
Ưu nhược điểm của máy xịt nước răng

Corticosteroids đem lại những tác dụng tuyệt vời trong xử lí nha khoa xong cũng đáng lưu khi sử dụng. Cùng Thạc sĩ Mahreen Shahzad phân tích về vai trò của Corticosteroids.

Corticosteroids là gì?

Corticosteroids, bắt đầu từ những năm 1940, được biết đến là một trong những nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhất. Chúng thuộc một nhóm chất hóa học bao gồm hóc môn steroid được sản xuất một cách tự nhiên trong vỏ thượng thận của động vật có xương và được tổng hợp trong phòng thí nghiệm với tác dụng tương tự hóc môn tự nhiên.

Steroid đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh răng miệng, nhờ vào tác dụng điều chỉnh khả năng miễn dich và chống viêm. Tuy nhiên, corticosteroids có tác dụng phụ rất nghiêm trọng, khi dùng cho bệnh nhân cần theo dõi và giám sát chặt chẽ.

Việc sử dụng thành công corticosteroids phụ thuộc vào hiểu biết về tình trạng và sự tiến triển của bệnh. Bao gồm chuẩn đoán chính xác, có cái nhìn rõ ràng về kết quả sau khi điều trị và cân nhắc lên kết hoạch dài hạn trong điều trị các bệnh mãn tính hoặc điều trị ngắn hạn sẽ tốt hơn. Chắc chắn, ngoài tác dụng điều trị của corticosteroids dùng toàn thân phải cân nhắc cùng với những rủi ro có thể xảy ra. Bài viết này hướng đến tổng quan của việc sử dụng corticosteroids trong điều trị thương tổn và tình trạng răng miệng.

 

Corticosteroids dùng toàn thân hoạt động như thế nào?

Corticosteroids là hóc môn steroid được sản xuất trong cơ thể hoặc nhân tạo.

Corticosteroids thích hợp dưới dạng bôi ngoài da, viên nén hoặc thuốc tiêm. Corticosteroids dùng toàn thân có thể nhắc tới corticosteroids được dùng để uống (dạng viên) hoặc được tiêm để phân bố ra khắp cơ thể. Nó không bao gồm corticosteroids được sử dụng cho mắt, tai hoặc mũi, trên da hoặc hít. Mặc dù lượng nhỏ corticosteroids theo những hình thức trên có thể được hấp thụ vào cơ thể.

Corticosteroids, hydrocortisone và cortisone tự nhiên được sản xuất bằng vỏ thượng thận (phần ngoài của tuyến thượng thận - vì vậy nó được gọi là corticosteroids). Corticosteroids đươc phân loại thành:

  1. Glucocorticoids (chống viêm) có tác dụng kháng viêm, sử dụng chất béo, carbohydrates và protein trong cơ thể, đáp ứng bình thường với stress.
  2. Mineral corticoids (giữ muối) điều hòa cân bằng muối và nước trong cơ thể

Corticosteroids tổng hợp có hoạt động giống với corticosteroids tự nhiên, có thể dùng thay thế cho bệnh nhân với tuyến thượng thận không có khả năng sản xuất ra đủ lượng corticosteroids. Tuy nhiên, chúng được sử dụng thường xuyên hơn để điều trị bệnh tự miễn dịch, kháng viêm hoặc cân bằng lượng muối và nước trong cơ thể.

 

Những tác dụng phụ của Corticosteroids dùng toàn thân

Corticosteroids có rất nhiều tác dụng phụ rất nghiệm trọng. Tác dụng phụ này sẽ rõ ràng hơn khi dùng corticosteroids với liều lượng cao trong khoảng thời gian dài.

Corticosteroids có thể:

- Tích trữ muối và chất lỏng trong cơ thể, gây tăng cân hoặc phù nể ở chân

- Mặt sưng phồng

- Gù lưng

- Huyết áp cao

- Mất khả năng kiểm soát đường huyết

- Thiếu chất kali

- Cơ yếu

- Chậm quá trình tái tạo da

- Đau đầu

- Phát triển lông ở mặt

- Da mỏng và tím

- Tăng nhãn áp

- Đục thủy tinh thể

- Loét dạ dày và đường ruột

- Rối loạn kinh nguyệt

- Loãng xương

- Chậm phát triển ở trẻ

- Rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, khoái cảm, mất ngủ, tâm trạng thất thường, thay đổi nhân cách, thái độ rối loạn

- Tăng khả năng nhiễm trùng và giảm tác dụng của vắc xin và thuốc kháng sinh.

Sự co lại của tuyến thượng thận có thể bị gây ra bởi quá trình dài sử dụng corticosteroids, dẫn đến cơ thể mất khả năng sản xuất cortisol (corticosteroids tự nhiên do cơ thể tự sản xuất), khi đó corticosteroids trong cơ thể sẽ bị ngừng trệ.

Corticosteroids không nên dừng đôt ngột sau khi sử dụng lâu dài, sẽ dẫn đến suy tuyến thượng thận cấp tính vì cơ thể chưa đủ khả năng tiết đủ lượng cortisol cần thiết bù vào lượng bị thiếu. Khi đó xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và sốc.

 

Chỉ định Corticosteroids trong nha khoa

- Viêm loét miệng

- Hội trứng Behcet (bệnh viêm mạch máu do tự miễn hiếm gặp)

- Bệnh Lichen phẳng (bệnh viêm da)

- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

- Bệnh Pemphigus và Pemphigoid (bệnh bọng nước tự miễn dịch)

- Hồng ban đa dạng (hội chứng viêm da phát ban)

- Hội chứng Steven Johnson (viêm da dị ứng cấp tính)

- Xơ hoá dưới niêm mạc miệng

- U hạt vùng miệng

- Viêm da dạng herpes (bệnh da bong nước tự miễn)

- Bệnh da tăng IgA thành dải

 

Ví dụ về corticosteroids tổng hợp dùng toàn thân và bôi ngoài bao gồm

Corticosteroids bôi ngoài

Nhóm I: tác dụng mạnh gấp 600 lần hydrocortisone

- Clobetasol propionate05% (Dermovate)

- Betamethasone dipropionate25% (Diprolene)

- Halobetasolpropionate 0.05% (Ultravate, Halox)

- Diflorasone diacetate05% (Psorcon)

 

Nhóm II:

- Fluocinonide05% (Lidex)

- Halcinonide05% (Halog)

- Amcinonide05% (Cyclocort)

- Desoximetasone25% (Topicort)

 

Nhóm III:

- Triamcinolone acetonide5% (Kenalog, Aristocort cream)

- Mometasone furoate1% (Elocon, Elocom ointment)

- Fluticasone propionate005% (Cutivate)

- Betamethasone dipropionate05% (Diprosone)

- Halometasone05%

 

Nhóm IV:

- Fluocinolone acetonide01-0.2% (Synalar, Synemol, Fluonid)

- Hydrocortisone valerate2% (Westcort)

- Hydrocortisone butyrate1% (Locoid)

- Flurandrenolide05% (Cordran)

- Triamcinolone acetonide1% (Kenalog, Aristocort A ointment)

- Mometasone furoate1% (Elocon cream, lotion)

 

Nhóm V:

- Fluocinolone acetonide01-0.2% (Synalar, Synemol, Fluonid)

- Hydrocortisone valerate2% (Westcort)

- Hydrocortisone butyrate1% (Locoid)

- Flurandrenolide05% (Cordran)

- Triamcinolone acetonide1% (Kenalog, Aristocort A ointment)

- Mometasone furoate1% (Elocon cream, lotion)

 

Nhóm VI:

- Alclometasone dipropionate05% (Aclovate cream, ointment)

- Triamcinolone acetonide025% (Aristocort A cream, Kenalog lotion)

- Fluocinolone acetonide01% (Capex shampoo, Dermasmooth)

- Desonide05% (DesOwen cream, lotion)

 

Nhóm VII: Nhóm yếu nhất trong steroids bôi ngoài. Có độ thấm yếu và khó thấm qua màng nhầy.

- Hydrocortisone5% (Hytone cream, lotion, ointment)

- Hydrocortisone1% (Many over-the-counter brands)

 

Corticosteroids dùng toàn thân

- Bethamethasone, (Celestone)

- Prednisone (Prednisone Intensol)

- Prednisolone (Orapred, Prelone)

- Triamcinolone (Aristospan Intra-Articular, Aristospan Intralesional, Kenalog)

- Methylprednisolone (Medrol, Depo-Medrol, Solu-Medrol)

- Dexamethasone (Dexamethasone Intensol, Dexpak 10 Day, Dexpak 13 Day, Dexpak 6 Day).

 

=>>>>> Thuốc dù tốt đến đâu vẫn để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu vậy chi bằng hãy phòng tránh bệnh răng miệng ngay hôm nay bằng MÁY TẮM NƯỚC PROCARE  BÀN CHẢI MÁY PROCARE.

Liên hệ hotline: 0976 750 333

Fanpage: https://www.facebook.com/maytamnuocprocare/

 

Author: Bác sĩ Mahreen Shahzad

Thạc sĩ khoa học (Luân Đôn), Cử nhân Phẫu thuật nha khoa, Nha khoa phục hồi.

Trưởng khoa và phó giáo sư.

Khoa chuẩn đoán và bệnh học miệng

Học viện y học Sir Syed (thuộc bệnh viện răng hàm mặt Sir Syed)

 

Nguồn: Dental News – The National Dental Newspaper

Dịch: Tranzeste