Chảy máu chân răng khi đánh răng? Nguyên nhân và cách phòng tránh.
Chăm Sóc Răng Miệng Hiệu Quả với Máy Tăm Nước: Bí Quyết Cho Nụ Cười Rạng Rỡ
Công Ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư Khánh Huyền góp mặt tại Hội Nghị Khoa Học và Triển Lãm Răng Hàm Mặt Quốc Tế - VIDEC 2024
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ TRIỂN LÃM RĂNG HÀM MẶT QUỐC TẾ - VIDEC 2024
Công ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư Khánh Huyền Góp Mặt Tại Hội Nghị Khoa Học và Triển Lãm Nha Khoa Quốc Tế HAIDEC 2024
Chảy máu chân răng khi đánh răng tình trạng nhiều người thường gặp những lúc vệ sinh răng miệng. Khi đánh răng bị chảy máu chân răng là bình thường, hay là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Đánh răng bị chảy máu chân răng, phải làm sao?
- Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng
Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như tiểu đường, giảm tiểu cầu, bệnh máu khó đông…. Nhưng khi mắc các bệnh này, chân răng sẽ bị chảy máu ngay cả khi không có bất kỳ hành động nào tác động đến răng miệng.
Còn trong trường hợp chảy máu chân răng khi đánh răng, có thể là do một số nguyên nhân sau:
1.1. Viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu và viêm nha chu là hai nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng khi đánh răng. Khi bị viêm, vùng lợi quanh chân răng sẽ bị sưng đau và ứ huyết. Đánh răng vào lúc này có thể khiến vùng này bị trầy xước dẫn đến chảy máu.
1.2. Đánh răng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách như chải theo chiều ngang của hàm răng, lực đánh răng quá mạnh có thể dẫn đến nướu bị tổn thương và chảy máu. Tình trạng này càng dễ xảy ra hơn khi sử dụng các bàn chải có sợi lông cứng, hoặc lông bàn đã quá mòn.
2. Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng viêm nướu, viêm nha chu nhẹ thì chảy máu chân răng chỉ xuất hiện vài ngày rồi ngừng. Nhưng nếu không có cách điều trị sớm thì có thể khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Lâu dần có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm hơn như áp xe răng, nhiễm trùng máu….
Đặc biệt, chảy máu chân răng ở phụ nữ mang thai trong thời gian dài có thể gây đến tình trạng chán ăn, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cho thai nhi. Em bé có thể bị sinh non hoặc sinh thiếu tháng.
3. Đánh răng chảy máu chân răng, phải làm sao?
Một số biện pháp phòng tránh và điều trị tình trạng này
Khi đánh răng bị chảy máu chân răng, bạn nên:
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán và tinh bột.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ngày 2 lần và sử dụng nước súc miệng hỗ trợ bảo vệ răng miệng.
- Đến nha khoa để được hỗ trợ loại bỏ các mảng bám trên răng, đặc biệt là ở chân răng
- Phòng tránh chảy máu chân răng như thế nào?
Nguyên nhân của viêm lợi, viêm nha chu là do việc chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Vì vậy để phòng tránh, loại bỏ tận gốc tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng, những việc bạn có thể làm hàng ngày là:
4.1. Phòng tránh chảy máu chân răng bằng vệ sinh răng miệng đúng cách
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch: chọn loại bàn chải có lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng, kết hợp với dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng 2-3 lần/ngày.
Đánh răng 2 lần mỗi ngày, 3-5 phút/lần với kem đánh răng có nguồn gốc từ dược liệu như Bộ cân bằng vi khuẩn Lusmile. Với các thành phần như nước cất, tinh dầu quế, Sorbitol, Glycerin, Coamidopropyl Betaine, Xanthan Gum, Sodium Bicarbonate, Sodium Saccharin, Sodium Benzoate 0,5%.
-Các thành phần có trong kem Bộ cân bằng vi khuẩn Lusmle được phối hợp một cách khoa học, không chỉ làm sạch, ngừa sâu răng mà còn giúp phát huy tác dụng hiệp đồng lên cả răng và lợi, bảo vệ lợi, giúp giữ chắc chân răng, giúp ngừa chảy máu chân răng, Đặc biệt điều trị bệnh viêm nha chu, viêm lợi hiệu quả, chảy máu chân răng. Gíup răng trắng sáng, hơi thở thơm tho.
4.2. Phòng tránh chảy máu chân răng bằng lối sống hợp lý
- Cân bằng chế độ ăn uống của bạn một cách khoa học, đủ chất: Hạn chế đồ ngọt, thức uống có ga; ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và khoáng chất.
- Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích.
- Làm việc và sinh hoạt điều độ, suy nghĩ tích cực, rèn luyện cơ thể tránh stress gây bệnh.
4.4. Phòng tránh chảy máu chân răng bằng khám nha khoa định kỳ
- Khám răng định kỳ và lấy cao răng 3-6 tháng/lần, ít nhất 1 lần trong thai kỳ đối với phụ nữ mang thai.
- Khám bác sĩ để điều trị ngay khi phát hiện thấy lợi chảy máu, không được bỏ qua và cần tuân thủ phác đồ điều trị.
Khi đánh răng bị chảy máu chân răng, bạn không nên lo lắng quá mà hãy làm theo đúng các hướng dẫn của chuyên gia răng miệng ở trên để mau chóng giải quyết tình trạng khó chịu này.